Mới đây, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Đồng Nai do đồng chí Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra về tiến độ thực hiện 2 dự án trọng điểm trên địa bàn TP.Biên Hòa gồm: Dự án Đường Hương lộ 2 và Cầu Vàm Cái Sứt (tại phường An Hòa và xã Long Hưng).

Qua kiểm tra, được biết tiến độ thực hiện dự án này là chậm so với kế hoạch đặt ra. Mặc dù ảnh hưởng do thời gian 3 tháng phải giãn cách phòng chống dịch trong năm 2021, nhưng sau hơn 1 năm khởi công, tuyến Hương lộ 2 mới chỉ thực hiện khối lượng thi công khoảng 20% và Cầu Vàm Cái Sứt mới đạt hơn 50% là thấp so với kế hoạch đặt ra ban đầu.

Hai dự án này dù đã khởi công xây dựng từ năm 2020 nhưng đến nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành. Đặc biệt, dự án Xây dựng hương lộ 2 liên tục rơi vào thực trạng thi công cầm chừng vì thiếu mặt bằng.

Về công tác giải phòng mặt bằng, UBND TP.Biên Hòa đã có chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Biên Hòa và các phường xã có tuyến đường đi qua đẩy mạnh công tác giải tỏa đền bù và và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Một vài trường hợp còn vướng mắc, đồng chí Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu lãnh đạo TP.Biên Hòa rà soát lại các quy định và kiên quyết xử lý sớm, theo đúng quy định hiện hành nhằm phấn đấu đến cuối năm 2022 dự án này phải hoàn thành thi công và đưa vào sử dụng.

Song song đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho biết, cầu Vàm Cái Sứt là công trình trọng điểm của tỉnh chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025). Cầu Vàm Cái Sứt trên tuyến Hương lộ 2 được xây dựng sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông trong khu vực, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội. Việc xây dựng cầu Vàm Cái Sứt cũng sẽ tạo điều kiện để xây dựng hoàn thành tuyến Hương lộ 2 trong thời gian tới. Hương lộ 2 là tuyến đường kết nối trung tâm TP.Biên Hòa với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Do đó, các phương tiện giao thông có thể lưu thông theo tuyến đường này để đi từ Đồng Nai đến TP.HCM, rút ngắn khoảng cách và thời gian lưu thông. Đồng thời, tuyến kết nối mới này cũng sẽ góp phần giảm tải lưu lượng phương tiên giao thông trên quốc lộ 51.

Do đó, việc khởi công xây dựng cầu Vàm Cái Sứt sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ chung của toàn bộ dự án xây dựng Hương lộ 2. Ngoài giá trị kết nối giao thông, với vị thế là trục giao thông chính trong quy hoạch phát triển Khu kinh tế mở Long Hưng, Hương lộ 2 đưa vào sử dụng sẽ “đánh thức” được sự phát triển kinh tế – xã hội cho vùng ven sông Đồng Nai với hàng loạt dự án khu đô thị đang được triển khai.

Hàng loạt dự án hạ tầng quan trọng đã và đang được triển khai sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho Đồng Nai trong thời gian tới. Đây cũng là yếu tố khiến thị trường bất động sản trên địa bàn trở nên khởi sắc, khi các nhà đầu tư cho rằng giá nhà, đất sẽ tăng mạnh trong tương lai. Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam, Đồng Nai sẽ phát triển rất mạnh trong 5-10 năm nữa, đặc biệt là nhờ có Sân bay Long Thành. “Các doanh nghiệp bất động sản của cả nước cũng như TP.Hồ Chí Minh xem Đồng Nai là nơi rất đáng đầu tư vì giá đất hiện nay là thấp. Trong tương lai 5-10 năm nữa thì chuỗi cung ứng vào Việt Nam và đặc biệt là ở Đồng Nai sẽ rất phát triển nhờ sân bay Long Thành và có cảng sông, cảng biển”, ông Bảo chia sẻ.

Trên thực tế, quan điểm này đã được chứng minh khi nhiều dự án bất động sản lớn đang được triển khai tại Đồng Nai. Xu hướng đầu tư mới là các khu đô thị sinh thái, tận dụng được cảnh quan tự nhiên kết hợp cùng chuỗi tiện ích hiện đại. Kiến trúc sư Khương Nguyễn Đức Chương, Chủ nhiệm CLB Kiến trúc sư trẻ Đồng Nai cho rằng, đô thị sinh thái có ưu điểm là quỹ đất cho hạ tầng rộng rãi, mật độ cây xanh cao và mật độ xây dựng thấp. “Do đó, môi trường sống sẽ tốt hơn và cảnh quan thiên nhiên cũng đẹp, phong phú hơn”, kiến trúc sư Chương cho biết.

Tại Đồng Nai, loại hình đầu tư này đang tập trung tại khu vực phía Nam TP.Biên Hòa với quỹ đất còn lớn và phục vụ tốt cho nhu cầu nhà ở vốn đang rất “nóng” ở trung tâm thành phố. Đặc biệt, việc phát triển đô thị sinh thái tại đây sẽ càng thuận lợi khi các dự án giao thông kết nối được hoàn thành, giúp cho việc di chuyển vào trung tâm TP.Biên Hòa hay đi TP.Hồ Chí Minh trở nên thuận lợi.

Trên thực tế, quan điểm này đã được chứng minh khi nhiều dự án bất động sản lớn đang được triển khai tại Đồng Nai. Xu hướng đầu tư mới là các khu đô thị sinh thái, tận dụng được cảnh quan tự nhiên kết hợp cùng chuỗi tiện ích hiện đại. Kiến trúc sư Khương Nguyễn Đức Chương, Chủ nhiệm CLB Kiến trúc sư trẻ Đồng Nai cho rằng, đô thị sinh thái có ưu điểm là quỹ đất cho hạ tầng rộng rãi, mật độ cây xanh cao và mật độ xây dựng thấp. “Do đó, môi trường sống sẽ tốt hơn và cảnh quan thiên nhiên cũng đẹp, phong phú hơn”, kiến trúc sư Chương cho biết.

Tại Đồng Nai, loại hình đầu tư này đang tập trung tại khu vực phía Nam TP.Biên Hòa với quỹ đất còn lớn và phục vụ tốt cho nhu cầu nhà ở vốn đang rất “nóng” ở trung tâm thành phố. Đặc biệt, việc phát triển đô thị sinh thái tại đây sẽ càng thuận lợi khi các dự án giao thông kết nối được hoàn thành, giúp cho việc di chuyển vào trung tâm TP.Biên Hòa hay đi TP.Hồ Chí Minh trở nên thuận lợi.

Một trong những tập đoàn BĐS nhạy bén trong xu hướng này là Novaland với dự án Aqua City tại phía Nam TP.Biên Hòa. Dự án này hiện đang được gấp rút thi công để có thể đón những cư dân đầu tiên vào năm 2023. Aqua City có quy mô gần 1.000 ha, được sông nước bao bọc, nằm giữa vùng xanh của TP.Biên Hòa.

Khu đô thị này còn được đầu tư hệ thống tiện ích đẳng cấp, đồng bộ tạo nên một không gian sống xanh theo chuẩn mực của đô thị sinh thái trên thế giới. Vị trí của dự án cũng rất “đắc địa” khi nằm giữa các tuyến đường huyết mạch kết nối liên vùng như Hương lộ 2, Quốc lộ 51, Vành đai 3. Thời gian tới, khi các dự án hạ tầng được hoàn thiện, cư dân Aqua City chỉ mất 10 phút để đến trung tâm TP.Biên Hòa, 20 phút đến TP.Hồ Chí Minh hay Sân bay Long Thành.

Nguồn dẫn: Minh Tú/ Tạp chí Đầu tư Tài chính

Link bài gốc: https://vietnamfinance.vn/can-canh-tien-do-thi-cong-du-an-cau-vam-cai-sut-noi-dong-nai-voi-tp-hcm-20180504224266737.htm