Theo báo cáo của Chính phủ, Chương trình phục hồi dự kiến chi 113.830 tỷ đồng nhằm thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội. Trong đó, chi 103.164 tỷ đồng cho một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ.

Theo báo cáo của Chính phủ, Chương trình phục hồi dự kiến chi 113.830 tỷ đồng nhằm thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội. Trong đó, chi 103.164 tỷ đồng cho một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ.

Theo báo cáo của Chính phủ về Đề án chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, riêng về nguồn vốn thực hiện nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, Chương trình dự kiến chi 113.830 tỷ đồng.

Trong đó, hạ tầng giao thông chiến lược, bao gồm đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ dự kiến chi 103.164 tỷ đồng. Các dự án bảo đảm an toàn hồ chứa, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, thích ứng biến đổi khí hậu là 5.000 tỷ đồng.

Cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tăng cường năng lực xúc tiến, quảng bá và phát triển thị trường du lịch, phục hồi nhanh sau những tác động của dịch bệnh. Kinh phí thực hiện là 300 tỷ đồng từ NSNN.

Đầu tư chuyển đổi số, hạ tầng số các ngành, lĩnh vực khác như việc làm, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đào tạo, hóa đơn điện tử ngành thuế… Kinh phí thực hiện khoảng 5.386 tỷ đồng từ NSNN.

Đối với các dự án hạ tầng giao thông được chia thành hai nhóm dự án, gồm: 8 dự án đường bộ cao tốc, 5 dự án giao thông kết nối tới các cửa ngõ, kết nối liên vùng, khu công nghiệp, cảng biển.

Trong số 8 dự án đường bộ cao tốc, dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (gồm đoạn Cần Thơ – Cà Mau) có số vốn bổ sung từ Chương trình phục hồi lớn nhất với 72.576 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn từ kế hoạch đầu tư công trung hạn, tống số vốn NSTW dự kiến bố trí cho dự án này là 119.645 tỷ đồng.